Tin tức & Sự kiện
CON SỐ KHÔNG BIẾT NÓI DỐI CHỈ LÀ ĐÔI KHI CHÚNG TA HIỂU SAI
16/01/2021
Trong Thế Chiến II, phe Đồng Minh đã theo dõi các vết đạn trên những chiếc máy bay bị địch bắn trúng. Kết quả trông giống ảnh dưới.

Họ bèn gia cố những chiếc máy bay tại những chỗ bị bắn trúng nhiều để chúng có thể chịu đựng được tốt hơn thế nữa. Tư duy lúc ấy là gia cố vào những nơi tập trung nhiều chấm đỏ và cả trên bề mặt nữa, ấy là một suy luận hợp lý. Sau cùng thì, ấy là những chỗ bị bắn nhiều nhất mà.
Song Abraham Wald, một nhà toán học lại đưa ra một kết luận khác: các chấm đỏ ấy chỉ nói lên tổn thất của những chiếc máy bay CÓ THỂ TRỞ VỀ CĂN CỨ
Abraham Wald cho rằng nhà sản xuất máy bay nên cải thiện vật liệu ở những chỗ không có chấm nào, bởi đó mới là nơi mà một khi ăn đạn máy bay sẽ RỤNG NGAY.
Hiện tượng này được gọi là thiên kiến kẻ tồn tại (survivorship bias)
Và nói theo nghĩa đơn giản nhất ấy là, ngay khi nhìn vào những thứ tồn tại, chúng ta nên tập trung vào thứ đã không tồn tại được.
Một số ví dụ khác chẳng hạn như người ta cứ thống kê N thói quen của người thành đạt, M đặc điểm công ty phát triển mạnh mẽ nhưng họ có thể không nhìn ra là những người nghèo khổ hay công ty phá sản cũng có những đặc điểm đó.
Nguồn: Kiến Thức Kinh Tế
Đoạn trích trên được lấy ra từ cuốn sách về tư duy toán học có tên "Làm sao để không sai"

Họ bèn gia cố những chiếc máy bay tại những chỗ bị bắn trúng nhiều để chúng có thể chịu đựng được tốt hơn thế nữa. Tư duy lúc ấy là gia cố vào những nơi tập trung nhiều chấm đỏ và cả trên bề mặt nữa, ấy là một suy luận hợp lý. Sau cùng thì, ấy là những chỗ bị bắn nhiều nhất mà.
Song Abraham Wald, một nhà toán học lại đưa ra một kết luận khác: các chấm đỏ ấy chỉ nói lên tổn thất của những chiếc máy bay CÓ THỂ TRỞ VỀ CĂN CỨ
Abraham Wald cho rằng nhà sản xuất máy bay nên cải thiện vật liệu ở những chỗ không có chấm nào, bởi đó mới là nơi mà một khi ăn đạn máy bay sẽ RỤNG NGAY.
Hiện tượng này được gọi là thiên kiến kẻ tồn tại (survivorship bias)
Và nói theo nghĩa đơn giản nhất ấy là, ngay khi nhìn vào những thứ tồn tại, chúng ta nên tập trung vào thứ đã không tồn tại được.
Một số ví dụ khác chẳng hạn như người ta cứ thống kê N thói quen của người thành đạt, M đặc điểm công ty phát triển mạnh mẽ nhưng họ có thể không nhìn ra là những người nghèo khổ hay công ty phá sản cũng có những đặc điểm đó.
Nguồn: Kiến Thức Kinh Tế
Đoạn trích trên được lấy ra từ cuốn sách về tư duy toán học có tên "Làm sao để không sai"
Các tin khác
- Giảm cân nhanh: Phương pháp 16/8 an toàn mà vẫn được ăn ngon
- Lịch sử và ý nghĩa ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3
- Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25/05/2020 của Chính phủ về sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA
- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
- Phòng Dự Án hưởng ứng ngày Hiến máu tình nguyện
- Tết xưa – Tết nay: Đã khác biệt đến nhường nào?
- Chính sách mới nổi bật có hiệu lực tháng 01/2021
- Những lưu ý "vàng" khi định hướng nghề cho học sinh
- Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: "Hơn 8 triệu việc làm mới trong 5 năm qua..."
- FBI cảnh báo âm mưu biểu tình vũ trang khắp nước Mỹ dịp ông Biden nhậm chức