Luật Doanh Nghiệp
Luật Đầu tư công năm 2019
11/12/2020
– những bước tiến mới trong chính sách đầu tư công
1. Mục tiêu ban hành Luật:
Để thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại đầu tư công theo hướng sử dụng có hiệu quả nguồn lực của nhà nước; khuyến khích sự tham gia đầu tư của khu vực tư nhân trong và ngoài nước thông qua các hình thức đầu tư phù hợp. Chú trọng hoàn thiện thể chế, pháp luật về đầu tư công theo hướng thống nhất, đồng bộ với các Luật có liên quan để siết chặt quản lý hoạt động đầu tư và nguồn vốn đầu tư công tránh thất thoát, lãng phí; từng bước khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, đưa hoạt động đầu tư công đi đúng mục tiêu, đúng trọng tâm, trọng điểm theo định hướng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đồng thời, nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, bất cập liên quan đến các quy định pháp luật về đầu tư công, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công gắn với đẩy mạnh phân cấp, tăng cường trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý hoạt động đầu tư công, ngày 13/6/2019, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV thông qua Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14.
2. Nội dung cơ bản của Luật:
Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 bao gồm 06 chương với 106 điều đã quy định cụ thể các nguyên tắc, nội dung quản lý nhà nước về đầu tư công; phân loại dự án; chi phí lập, theo dõi, thẩm định, kiểm tra, đánh giá, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án và các hành vi bị cấm trong đầu tư công. Luật cũng đã quy định chặt chẽ về chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công; việc lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư công; theo dõi, kiểm tra, đánh giá, thanh tra, giám sát kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công; nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động đầu tư công.
So với Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13, Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 có những quan điểm mới trong chính sách đầu tư được thể chế hóa như:
- Thống nhất khái niệm về vốn đầu tư công. Theo đó, Khoản 22, Điều 4 của Luật quy định vốn đầu tư công bao gồm: vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật. Đây là quan điểm mới có ý nghĩa quan trọng, với quan điểm này không còn phân biệt giữa các loại nguồn vốn của ngân sách nhà nước, giúp đơn giản hóa quy trình, trình tự thủ tục về dự án và kế hoạch đầu tư công; đồng thời, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật nước ta, nhất là Luật Ngân sách nhà nước.
- Luật mở rộng thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư các chương trình, dự án thuộc nhóm A cho Hội đồng nhân dân các tỉnh. Khoản 6, Điều 17 của Luật quy định: Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A do địa phương quản lý. Đây là quan điểm hết sức tiến bộ nhằm rút ngắn thời gian lập, thẩm định, phê duyệt dự án, nâng cao tính linh hoạt và trách nhiệm của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
- Bổ sung mới 02 đối tượng đầu tư công tại Khoản 5, Khoản 6, Điều 5, gồm: Đầu tư phục vụ công tác lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch (Khoản 5) và cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý; cấp vốn điều lệ cho các ngân hàng chính sách, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; hỗ trợ đầu tư cho các đối tượng chính sách khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ (Khoản 6).
- Bổ sung 05 nội dung không phải quyết định chủ trương đầu tư (Khoản 6, Điều 18), gồm:
+ Nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư;
+ Nhiệm vụ quy hoạch;
+ Dự án đầu tư công khẩn cấp;
+ Dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia;
+ Dự án thành phần thuộc dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
Sự bổ sung này sẽ là cơ sở đẩy mạnh phân cấp, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật của các cơ quan hữu quan; tăng cường công tác hậu kiểm, rút ngắn các thủ tục hành chính, đổi mới phương pháp theo hướng linh hoạt, chủ động và hiệu quả.
- Chỉ cho phép thời gian giải ngân trong 01 năm (Khoản 2, Điều 68). Đối với dự án có thời gian thực hiện kéo dài qua 02 kỳ kế hoạch thì tổng mức đầu tư của kỳ sau không vượt quá 20% tổng mức đầu tư của cả 02 kỳ kế hoạch. Khoản 2, Điều 89 của Luật quy định: “Tổng số giá trị tổng mức đầu tư của các chương trình, dự án phải thực hiện trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau không vượt quá 20% tổng số vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương đó”.
Đây là một trong những nội dung sửa đổi rất tích cực, một mặt góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư, mặt khác, đó là căn cứ để các cơ quan hữu quan quyết định chủ trương đầu tư dự án có thời gian thực hiện kéo dài qua 02 kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Ngoài ra, Luật đã có những quy định mới bổ sung về trình tự, thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư; căn cứ để các bộ, cơ quan, địa phương thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công.
Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020./.
Toàn bộ nội dung của Luật mời xem file đính kèm:https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Luat-Dau-tu-cong-2019-362113.aspx
Để thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại đầu tư công theo hướng sử dụng có hiệu quả nguồn lực của nhà nước; khuyến khích sự tham gia đầu tư của khu vực tư nhân trong và ngoài nước thông qua các hình thức đầu tư phù hợp. Chú trọng hoàn thiện thể chế, pháp luật về đầu tư công theo hướng thống nhất, đồng bộ với các Luật có liên quan để siết chặt quản lý hoạt động đầu tư và nguồn vốn đầu tư công tránh thất thoát, lãng phí; từng bước khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, đưa hoạt động đầu tư công đi đúng mục tiêu, đúng trọng tâm, trọng điểm theo định hướng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đồng thời, nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, bất cập liên quan đến các quy định pháp luật về đầu tư công, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công gắn với đẩy mạnh phân cấp, tăng cường trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý hoạt động đầu tư công, ngày 13/6/2019, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV thông qua Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14.
2. Nội dung cơ bản của Luật:
Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 bao gồm 06 chương với 106 điều đã quy định cụ thể các nguyên tắc, nội dung quản lý nhà nước về đầu tư công; phân loại dự án; chi phí lập, theo dõi, thẩm định, kiểm tra, đánh giá, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án và các hành vi bị cấm trong đầu tư công. Luật cũng đã quy định chặt chẽ về chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công; việc lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư công; theo dõi, kiểm tra, đánh giá, thanh tra, giám sát kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công; nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động đầu tư công.
So với Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13, Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 có những quan điểm mới trong chính sách đầu tư được thể chế hóa như:
- Thống nhất khái niệm về vốn đầu tư công. Theo đó, Khoản 22, Điều 4 của Luật quy định vốn đầu tư công bao gồm: vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật. Đây là quan điểm mới có ý nghĩa quan trọng, với quan điểm này không còn phân biệt giữa các loại nguồn vốn của ngân sách nhà nước, giúp đơn giản hóa quy trình, trình tự thủ tục về dự án và kế hoạch đầu tư công; đồng thời, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật nước ta, nhất là Luật Ngân sách nhà nước.
- Luật mở rộng thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư các chương trình, dự án thuộc nhóm A cho Hội đồng nhân dân các tỉnh. Khoản 6, Điều 17 của Luật quy định: Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A do địa phương quản lý. Đây là quan điểm hết sức tiến bộ nhằm rút ngắn thời gian lập, thẩm định, phê duyệt dự án, nâng cao tính linh hoạt và trách nhiệm của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
- Bổ sung mới 02 đối tượng đầu tư công tại Khoản 5, Khoản 6, Điều 5, gồm: Đầu tư phục vụ công tác lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch (Khoản 5) và cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý; cấp vốn điều lệ cho các ngân hàng chính sách, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; hỗ trợ đầu tư cho các đối tượng chính sách khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ (Khoản 6).
- Bổ sung 05 nội dung không phải quyết định chủ trương đầu tư (Khoản 6, Điều 18), gồm:
+ Nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư;
+ Nhiệm vụ quy hoạch;
+ Dự án đầu tư công khẩn cấp;
+ Dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia;
+ Dự án thành phần thuộc dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
Sự bổ sung này sẽ là cơ sở đẩy mạnh phân cấp, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật của các cơ quan hữu quan; tăng cường công tác hậu kiểm, rút ngắn các thủ tục hành chính, đổi mới phương pháp theo hướng linh hoạt, chủ động và hiệu quả.
- Chỉ cho phép thời gian giải ngân trong 01 năm (Khoản 2, Điều 68). Đối với dự án có thời gian thực hiện kéo dài qua 02 kỳ kế hoạch thì tổng mức đầu tư của kỳ sau không vượt quá 20% tổng mức đầu tư của cả 02 kỳ kế hoạch. Khoản 2, Điều 89 của Luật quy định: “Tổng số giá trị tổng mức đầu tư của các chương trình, dự án phải thực hiện trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau không vượt quá 20% tổng số vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương đó”.
Đây là một trong những nội dung sửa đổi rất tích cực, một mặt góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư, mặt khác, đó là căn cứ để các cơ quan hữu quan quyết định chủ trương đầu tư dự án có thời gian thực hiện kéo dài qua 02 kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Ngoài ra, Luật đã có những quy định mới bổ sung về trình tự, thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư; căn cứ để các bộ, cơ quan, địa phương thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công.
Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020./.
Toàn bộ nội dung của Luật mời xem file đính kèm:https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Luat-Dau-tu-cong-2019-362113.aspx
-PDA-
Các tin khác
- Điểm tin văn bản mới nổi bật Tuần 14 Năm 2021
- Chính sách mới nổi bật có hiệu lực tháng 01/2021
- Công văn 4055/BHXH-CSYT ngày 23/12/2020 của BHXH Việt Nam về mức hưởng bảo hiểm y tế trái tuyến kể từ ngày 01/01/2021
- Phân biệt sự khác nhau giữa Luật - Nghị định - Nghị quyết - Thông tư
- TÓM TẮT CÁC HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG THỨC LỰA CHỌN NHÀ THẦU
- VĂN BẢN MỚI
- QUY ĐỊNH VỀ CÁ NHÂN THAM GIA ĐẤU THẦU
- NGHỊ ĐỊNH SỐ: 63/2014/NĐ-CP
- LUẬT ĐẤU THẦU